Lương thiện là “tướng mạo“ lớn nhất. Người có cảnh giới cao, đều có tám tướng mạo cao quý này, thử xem bạn có được bao nhiêu?
1. Thiện lương
Thiện lương là tướng mạo cao quý nhất. Một người nếu như trong lòng tính toán, những chuyện khác đều không đáng nhắc tới.
Làm người luôn phải có một tấm lòng biết cảm ân, mới có thể khiến người khác kính trọng. Hãy giữ một trái tim lương thiện và làm nhiều việc tốt. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể làm một người thản nhiên, đạt tới cảnh giới “Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ Quỷ gõ cửa”.
2. Trung thực và giữ chữ tín
Thành tín là gốc rễ làm người. Người xưa xem giữ chữ tín là phẩm chất làm người quan trọng nhất, cái gọi là “Quân tử trọng nhiên nặc” – Người quân tử xem trọng lời hứa, nói chuyện phải cân nhắc, làm việc phải đáng tin cậy.
Mối quan hệ giữa người với người, điều quan trọng là cần coi trọng chữ tín. Nói nhăng nói cuội, làm việc “chỉ đông đánh tây”, trước thì thân thiện hợp tác, trong nháy máy trở mặt không nhận người, cuối cùng người chịu thiệt vẫn là bản thân.
3. Trước sau vẹn toàn (có trước có sau)
Bất kể là việc lớn hay việc nhỏ, đều phải có đầu có cuối, có thủy có chung, làm đến nơi đến chốn, kiên trì bền bỉ đến cùng.
Nói chuyện, viết lách đều cần mạch lạc và có tính logic, điều này phản ánh một người có đầu óc tỉnh táo, xử lý công việc tự nhiên cũng sẽ biết phân biệt việc nặng việc nhẹ, bận mà không loạn, gấp mà không hoảng.
4. Trang nghiêm
Một người quân tử rất coi trọng uy nghi, đứng có dáng đứng, ngồi có dáng ngồi. Người xưa cho rằng người có bước đi nhẹ nhàng ung dung, ổn định vững vàng là người cao quý, còn người bước đi vội vàng, chân không chạm đất sẽ không phát triển tốt.
Ngoài ra còn có một kiểu bước đi gọi là “Rắn tung tăng”, chính là không đi theo đường thẳng, lắc lư từ bên này sang bên kia, hoặc nhảy như một con chim, người xưa cho rằng đây là dáng đi không tốt, người có đáng đi này sẽ nghèo túng suốt đời.
5. Khiêm nhường lễ độ
Khiêm tốn với mọi người, không tự ti cũng không kiêu ngạo, ngôn hành cử chỉ cung kính mà có lễ tiết.
Người xưa nói: “Dù bạn là người như thế nào, cũng không được hợm mình; bất kể làm công việc gì, cũng không được có cách nghĩ làm qua loa tạm bợ.”
Người khiêm tôn nhã nhặn, ai ai cũng yêu quý; người kiêu căng tự đại, ngược lại mọi người đều chán ghét.
6.Bình thản, tùy kì tự nhiên
Tình cảm con người, lòng người dễ thay đổi, thế sự không phải lúc nào cũng được như ý. Xem nhẹ, nhìn thấu mọi chuyện chính là bình thản, tâm bình khí hòa chính là trạng thái của tùy kì tự nhiên.
7. Tao nhã lịch sự
Tao nhã lịch sử là một loại vẻ đẹp của trí tuệ, vẻ đẹp tao nhã toát ra từ một người có phong thái tri thức.
Tao nhã lịch sự là người kiểu người mang phong thái mà người xưa Trung Quốc thường nói đến: Cầm Kỳ Thi Họa, thi từ ca phú; lên ngựa giết kẻ gian, xuống ngựa đọc sách.
8.Yêu cầu nghiêm khắc đối với bản thân
Người xưa nói: “Tự tu chi đạo, mạc nan vu dưỡng tâm; dưỡng tâm chi nan, hựu tại thận độc.”, ý rằng cái khó của tự tu là dưỡng tâm, cái khó của dưỡng tâm là cẩn trọng trong tư tưởng khi ngồi một mình đối với mình.
Điều nay bắt nguồn từ Nho giáo, là phương pháp tu thân dưỡng tính của Nho giáo, coi trọng tính tự giác và nghiêm khắc đối với bản thân.
Những người này, ngoài không lừa người, trong không dối mình, không thẹn với trời, trước sau như một, quang minh chính đại.
Con người có tâm lý bầy đàn, dễ bị mất phương hướng khi trong tập thể, trong môi trường xấu dễ thoái hóa.
Cho nên , quân tử tự phòng thân, ở nơi đông người thì giữ miệng, ở một mình giữ vững tâm.
_Nguồn do AD Thiên Ngọc Kinh sưu tầm & biên soạn lại_
1. Thiện lương
Thiện lương là tướng mạo cao quý nhất. Một người nếu như trong lòng tính toán, những chuyện khác đều không đáng nhắc tới.
Làm người luôn phải có một tấm lòng biết cảm ân, mới có thể khiến người khác kính trọng. Hãy giữ một trái tim lương thiện và làm nhiều việc tốt. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể làm một người thản nhiên, đạt tới cảnh giới “Không làm việc trái lương tâm thì nửa đêm không sợ Quỷ gõ cửa”.
2. Trung thực và giữ chữ tín
Thành tín là gốc rễ làm người. Người xưa xem giữ chữ tín là phẩm chất làm người quan trọng nhất, cái gọi là “Quân tử trọng nhiên nặc” – Người quân tử xem trọng lời hứa, nói chuyện phải cân nhắc, làm việc phải đáng tin cậy.
Mối quan hệ giữa người với người, điều quan trọng là cần coi trọng chữ tín. Nói nhăng nói cuội, làm việc “chỉ đông đánh tây”, trước thì thân thiện hợp tác, trong nháy máy trở mặt không nhận người, cuối cùng người chịu thiệt vẫn là bản thân.
3. Trước sau vẹn toàn (có trước có sau)
Bất kể là việc lớn hay việc nhỏ, đều phải có đầu có cuối, có thủy có chung, làm đến nơi đến chốn, kiên trì bền bỉ đến cùng.
Nói chuyện, viết lách đều cần mạch lạc và có tính logic, điều này phản ánh một người có đầu óc tỉnh táo, xử lý công việc tự nhiên cũng sẽ biết phân biệt việc nặng việc nhẹ, bận mà không loạn, gấp mà không hoảng.
4. Trang nghiêm
Một người quân tử rất coi trọng uy nghi, đứng có dáng đứng, ngồi có dáng ngồi. Người xưa cho rằng người có bước đi nhẹ nhàng ung dung, ổn định vững vàng là người cao quý, còn người bước đi vội vàng, chân không chạm đất sẽ không phát triển tốt.
Ngoài ra còn có một kiểu bước đi gọi là “Rắn tung tăng”, chính là không đi theo đường thẳng, lắc lư từ bên này sang bên kia, hoặc nhảy như một con chim, người xưa cho rằng đây là dáng đi không tốt, người có đáng đi này sẽ nghèo túng suốt đời.
5. Khiêm nhường lễ độ
Khiêm tốn với mọi người, không tự ti cũng không kiêu ngạo, ngôn hành cử chỉ cung kính mà có lễ tiết.
Người xưa nói: “Dù bạn là người như thế nào, cũng không được hợm mình; bất kể làm công việc gì, cũng không được có cách nghĩ làm qua loa tạm bợ.”
Người khiêm tôn nhã nhặn, ai ai cũng yêu quý; người kiêu căng tự đại, ngược lại mọi người đều chán ghét.
6.Bình thản, tùy kì tự nhiên
Tình cảm con người, lòng người dễ thay đổi, thế sự không phải lúc nào cũng được như ý. Xem nhẹ, nhìn thấu mọi chuyện chính là bình thản, tâm bình khí hòa chính là trạng thái của tùy kì tự nhiên.
7. Tao nhã lịch sự
Tao nhã lịch sử là một loại vẻ đẹp của trí tuệ, vẻ đẹp tao nhã toát ra từ một người có phong thái tri thức.
Tao nhã lịch sự là người kiểu người mang phong thái mà người xưa Trung Quốc thường nói đến: Cầm Kỳ Thi Họa, thi từ ca phú; lên ngựa giết kẻ gian, xuống ngựa đọc sách.
8.Yêu cầu nghiêm khắc đối với bản thân
Người xưa nói: “Tự tu chi đạo, mạc nan vu dưỡng tâm; dưỡng tâm chi nan, hựu tại thận độc.”, ý rằng cái khó của tự tu là dưỡng tâm, cái khó của dưỡng tâm là cẩn trọng trong tư tưởng khi ngồi một mình đối với mình.
Điều nay bắt nguồn từ Nho giáo, là phương pháp tu thân dưỡng tính của Nho giáo, coi trọng tính tự giác và nghiêm khắc đối với bản thân.
Những người này, ngoài không lừa người, trong không dối mình, không thẹn với trời, trước sau như một, quang minh chính đại.
Con người có tâm lý bầy đàn, dễ bị mất phương hướng khi trong tập thể, trong môi trường xấu dễ thoái hóa.
Cho nên , quân tử tự phòng thân, ở nơi đông người thì giữ miệng, ở một mình giữ vững tâm.
_Nguồn do AD Thiên Ngọc Kinh sưu tầm & biên soạn lại_